
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thường có dấu hiệu quấy khóc, thở khò khè, khó thở, bỏ bú… khiến bố mẹ lo lắng đặc biệt là các mẹ lần đầu nuôi con nhỏ chưa có kinh nghiệm.
Trẻ bị ngẹt mũi do nhiều nguyên nhân gây lên như: Cảm cúm, dị ứng, cảm lạnh, dị vật tỏng mũi… Những nguyên này khiến mũi bé rơi vào tình trạng khó thở, thở khò khè, mệt mỏi… Để khắc phục tình trạng ngạt mũi ở trẻ bố mẹ có thể tham khảo các mẹo, cách trị nghẹt mũi dân gian sau.

Mẹo trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh – Xử lý nhanh, hiệu quả cao
Nhỏ nước muối sinh lý
Nếu trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị nghẹt mũi, không sử dụng được các cách trị nghẹt mũi thông thường các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có tính kháng khuẩn, vệ sinh sạch mũi loại bỏ được dịch nhầy, giảm nghẹt mũi.
Cách trị nghẹt mũi cho bé bằng nước muối sinh lý khá đơn giản: Mẹ chỉ cần đặt ngửa bé, nhẹ nhàng nhỏ nước muối vào từng lỗ mũi bé.

Mẹ không nên tự pha nước muối và rửa quá 3 ngày, tránh lạm dụng.
Hút mũi cho trẻ
Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè do dịch nhầy có nhiều trong khoang mũi, khiến bé khó thở, thở mệt. Trường hợp này, mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi để lấy hết dịch trong mũi, làm thông thoáng mũi con.
Mẹ sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng tiến hành hút mũi cho bé theo hướng dẫn. Trước khi hút mũi dụng cụ cần phải được khử trùng sạch, hút không quá 3 lần trên ngày tránh tổn thương niêm mạc mũi con. Mẹ cần đặt con nằm đúng tư thế.
Massage sống mũi bé
Khi bé bị ngạt mũi, mẹ có thể thực hiện các động tác massage tại vùng sống mũi con. Phương pháp này giúp bé dễ chịu, giảm nghẹt mũi và ngủ ngon hơn.

Mẹ đặt ngón tay trỏ, ngón cái lên hai bên chân mày bé. Từ từ massage vuốt nhẹ xuống sống mũi của con. Lặp lại động tác này khoảng 2 – 3 phút.
Nâng cao đầu khi ngủ
Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ, mẹ có thể nâng cao đầu bé, giúp mũi bé dễ thở, thông tháng hơn.
Với mẹo này, trước khi con ngủ mẹ chỉ cần đặt một chiếc khăn mềm phía dưới đầu trẻ, nâng phần đầu cao hơn một chút.
Trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh theo dân gian
Ngoài các mẹo trị ngạt mũi cho bé, mẹ có thể tham khảo các cách dân gian hiệu quả, an toàn cho bé sau đây.
Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh với dầu tràm
Các chất có trong dầu tràm có khả năng giúp giản nỡ cách mạch máu bên trong khoang mũi và có tính kháng viêm giúp giảm tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi.

Mẹ có thể nhỏ từ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào đèn xông trước khi cho bé ngủ. Hoặc mẹ có thể bôi chút dầu tràm vào lòng bàn chân xoa cho bé, giúp giữ ấm cơ thể giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm.
Tinh dầu bạc hà
Hoạt chất methol trong tinh dầu bạc hà có tác dụng làm giãn nỡ các mạch máu tại khoang mũi giúp lưu thông khí, thư giãn thần kinh, bé giảm ngạt mũi hơn.
Ngoài ra mẹ cũng có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào đèn xông giúp bé dễ ngủ, sâu giấc hơn.
Dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp có tác dụng làm ấm cơ thể, lưu thông các mạch máu ở mũi tốt hơn, tổn thương trong mũi con nhanh được khắc phục.

Mẹ có thể xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân và đi tất cho bé trước khi đi ngủ.
Lời khuyên cho mẹ
Khi tiến hành xử lý ngạt mũi cho con yêu, các mẹ nên cẩn trọng với một số vấn đề sau:
- Không cho trẻ uống bất cứ loại thuốc hay thực phẩm nào.
- Mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ, giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn.
- Mẹ phải rửa tay, khử trùng dụng cụ hút mũi sạch sẽ trước khi chữa nghẹt mũi cho con.
- Không để trẻ ở nhà hay tự chữa trị khi con có dấu hiệu khó thở, thở mệt nặng, nôn ói, bỏ bú, quấy khóc nhiều…
Tốt nhất khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa. Không thực hiện cách phương pháp trị nghẹt mũi cho bé với thuốc, dược liệu hay cho bé ăn các món ăn trị nghẹt mũi như người lớn.