
Ghẻ nước là một loại bệnh phát sinh ngoài da với dấu hiệu nổi mẩn và ngứa ngáy đặc trưng. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường. Nếu bạn đang quan tâm bệnh về loại bệnh này thì đừng bỏ qua những kiến thức sau đây.
Ghẻ nước là bệnh lý gì?
Ghẻ nước là loại bệnh được phát sinh do ký sinh trùng ghẻ gây ra; cụ thể là ghẻ cái. Chúng có chiều dài 0.3 đến 0.5mm, màu trắng bẩn không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Ghẻ có chu kỳ trưởng thành khoảng 20 ngày, khi kí sinh 3 tháng trên da chúng sẽ đẻ được 150 triệu con. Khi ghẻ cái đào hang đẻ trứng sẽ gây ra dấu hiệu ngứa trên da của người bệnh.
Bệnh ghẻ nước có thể gây ảnh hưởng đến nhiều vị trí như: kẽ ngón tay chân, lòng bàn tay,…
Đây là loại bệnh thường phát triển vào mùa đông và xuất hiện nhiều ở môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém. Chúng dễ dàng bị lây lan rất cao nếu như không được kiểm soát tốt.
Nguyên nhân gây ra ghẻ nước
Như đã cập nhật ở trên, thủ phạm gây ra ghẻ nước là loại kí sinh trùng có tên Sarcoptes scabie hominis gây ra.
Chúng thải ra nhiều chất khiến da bi kích ứng dẫn đến hiện tượng bị ghẻ ở người.
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ghẻ nước:
Môi trường sống kém chất lượng
Môi trường nhiều khói bụi, nấm mốc, ô nhiễm,… là nguyên nhân giúp ghẻ có thể sinh sôi.
Đặc biệt, nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị bệnh ngoài da liên quan đến ghẻ.
Môi trường sống chen chúc, chật chội
Những môi trường như: khu ổ chuột, trường học, nhà tù, viện dưỡng lão,… là những nơi dễ phát sinh bệnh ghẻ.
Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
Không vệ sinh cá nhân, tắm rửa, da đổ nhiều mồ hôi mà không được làm sạch là “điều kiện” giúp bệnh ghẻ nước lây lan.

Nơi ở bị ngập lụt
Các loại ghẻ nước thường phát triến sinh sôi vào mùa mưa lũ, ngập lụt thường xuyên.
Các triệu chứng của người bị ghẻ nước
Những tổn thương của bệnh gả là: luống ghẻ và mụn nước.
Và bệnh sẽ có dấu hiện thông qua hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Trước 1 tuần ghẻ ký sinh, người bệnh sẽ không có cảm giác gì. Sau 1 tuần, các hiện tượng như: ngứa ngáy, ngứa nhiều về đêm sẽ xuất hiện càng dày đặc.
Giai đoạn sau: Bề mặt da sẽ bắt đầu xuất hiện các đường hang dài, ngoằn ngoèo, màu trắng xám. Đầu đường hang sẽ xuất hiện các mụn nước với kích cỡ từ 1 đến 2 mm.
Và cụ thể, những triệu chứng sẽ xuất hiện của người bị phát bệnh ghẻ là:
Ngứa rát thường xuyên
Các cơn ngứa do ghẻ nước gây ra thường rất dữ dội và nhiều hơn vào ban đêm. Các cơn ngứa của bệnh ghẻ tương tự với các cơn ngứa nấm da đầu. Bởi vì, ghẻ cái thường chủ yếu đào hang và đẻ trứng vào ban đêm.
Bề mặt da nổi mụn nước
Người bị ghẻ sẽ xuất hiện vùng da bị tổn thương dạng mụn nước. Chúng có chứa dịch lỏng bên trong và dễ bị phá vỡ nếu như người bệnh gãi.
Các mụn nước này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng vào nhiều dùng da xung quanh. Với vùng kín, thì mụn nước sẽ có màu đỏ nhạt, kích cỡ nhỏ hơn nhưng vô cùng ngứa.
Các rãnh ghẻ xuất hiện dày đặc
Khi ghẻ cái đào hang đẻ trứng sẽ tạo ra nhiều đường rãnh trên bề mặt da. Chiều dài của những đường rãnh này thường vào khoảng 2 đến 4mm.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ thường được phát hiện thông qua giám sát các dấu hiệu ngoài da. Để chữa trị bệnh ghẻ các bác sỹ sẽ đánh giá mức độ thương tổn để có biện pháp trị bệnh thích hợp.
Dưới đây là những lựa chọn điều trị mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị bệnh ghẻ nước tại nhà
Tắm nước lá đào
Lá đào có chứa chất kháng khuẩn giúp chữa bệnh ghẻ lở vô cùng hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách này từ 1 đến 2 lần liên tục trong vòng 20 ngày để có được hiệu quả tối ưu nhất.
Tắm nước muối
Pha muối vào nước để tắm sẽ giúp bạn sát khẩu, giảm ngứa và kháng viêm vô cùng hiệu quả. Bạn có thể pha theo tỉ lệ: 20gam muối/1 lít nước để lau chùi cho khu vực bị ghẻ hàng ngày.
Tắm nước lá xà cừ
Vỏ lá xà cừ có đặc tính kháng khuẩn cao, giúp loại bỏ mọi tác nhân gây bệnh trên da. Nếu bị ghẻ, bạn nên lấy 2 nguyên liệu này nấu nước để tắm hoặc sắc lấy nước thoa trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng để điều trị.
Thoa nha đam
Nha đam có chứa thành phần giúp điều trị bệnh ghẻ nước giống với loại thuốc có tên Bezyl Benzoate. Bởi vậy, chỉ cần bạn dùng gel nha đam và thoa lên da từ 1 đến 2 lần trong ngày sẽ làm dịu cơn ngứa.
Điều trị bệnh ghẻ nước bằng thuốc
Sử dụng thuốc chữa ghẻ nước sẽ giúp bạn tiêu diệt triệt để các loại ghẻ đã ký sinh sẵn trên bề mặt da. Dưới đây là những loại thuốc bạn có thể sử dụng:
Thuốc Benzyl Benzoate 33%
Thuốc có khả năng thấm sâu vào ổ bệnh giúp tiêu diệt triệt để mọi loại ký sinh trùng gây bệnh ghẻ. Khi dùng, bạn chỉ cần bôi thuốc lên vùng bị tổn thương mỗi ngày (thời gian này nên hạn chế tắm nhé).

Thuốc D.E.P
Thuốc có tác dụng giảm ngứa mà không gây kích ứng da. Bạn có thể bôi từ 2 đến 3 lần trong ngày, sau 3 ngày là bệnh sẽ thuyên giảm.
Thuốc Lindane 1%
Lindane 1% được sử dụng cho những trường hợp bị ghẻ nặng. Thuốc có tác dụng tiêu diệt ghẻ nhanh nhưng lại gây ra độc hại cho hệ thần kinh trung ương.
Bạn cần bôi lượng thuốc vừa đủ lên khu vực da cần chữa trị, bao giờ đủ 8 tiếng thì rửa lại với nước.
Ngoài ra, người bị bệnh ghẻ nước thường chán ăn, khó chịu trong người. Nên bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bản thân trong quá trình trị bệnh để nâng cao sức đề kháng nhé. Hy vọng, những kiến thức trên là hữu ích đối với bạn trong quá trình chữa bệnh của mình.