
Nuôi con nhỏ, việc vệ sinh đúng cách cho bé rất quan trọng, đặc biệt là vệ sinh mũi cho trẻ. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn, dễ chịu cho con yêu.
Trẻ nhỏ có thể làm sạch khoang mũi, loại bỏ các chất nhày tích tự bên trong mùi gây tắc nghẽn bằng cách hắt hơi. Tuy nhiên trẻ sơ sinh lại chưa làm được điều này và cần sự hỗ trợ của mẹ hoặc các bác sĩ rửa mũi, làm sạch đường hô hấp cho con. Tránh trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi dị dứng do nhiễm khuẩn khoang mũi.

Nếu mẹ chưa biết cách rửa mũi cho bé hoặc phương pháp rửa khiến bé khó chịu, quấy khóc các mẹ có thể tham khảo các cách rửa mũi đơn giản, hiệu quả và an toàn cho bé sau đây.
3 cách rửa mũi cho bé sơ sinh an toàn
1. Cách rửa mũi cho trẻ sinh với nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý (Natri Cloric) có khả năng loãng đờm, ẩm niêm mạc mũi và long đờm, kháng viêm giúp mũi bé thông thoáng hết bụi bẩn tồn đọng trong khoang mũi.
Bố mẹ có thể mua nước muối này ở bất cứ hiệu thuốc nào, giá thành khá rẻ. Nước muối sinh lý có tác dụng tốt, không gây kích ứng tác dụng phụ khi sử dụng.
Cách rửa mũi cho bé bằng Natri Cloric
Bước 1: Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng (giường hoặc ghế sofa, nghiên đầu con một chút)
Bước 2: Đặt đầu ống của lọ vào sát lỗ mũi của con.
Bước 3: Nhẹ nhàng nhỏ từ 2 – 3 giọt dung dịch nước muối vào mũi con.
Bước 4: Lấy khăn xô lau phần nước muối, dịch chảy ra ở bên ngoài mũi, miệng trẻ.
Video hướng dẫn rửa mũi cho trẻ sơ sinh
Nguồn video: Nấu ăn thật đơn giản
2. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng xilanh
Hiện nay nhiều mẹ đang rửa mũi cho con bằng xilanh. Cách này khá đơn giản, tiện dụng tuy nhiên áp lực lớn của xilinh, thao tác của mẹ không đúng cách sẽ khiến bé bị sặc mũi trong quá trình rửa. Mẹ có thể tham khảo cách vệ sinh mũi cho bé bằng xilanh nhẹ nhàng, an toàn sau.

Cách rửa mũi cho trẻ bằng xilanh y tế
Bước 1: Đặt bé nằm ngửa trong lòng mẹ, tư thế đầu cao hơn thân. Hơi nghiêng người ra ngoài.
Bước 2: Đặt khăn xô dưới cằm bé để hứng dịch nhầy, nước rửa chảy ra.
Bước 3: Bơm nước muối sinh lý vào xilanh.
Bước 4: Nhẹ nhàng đặt đầu ống xilanh vào một bên lỗ mũi bé. Đầu xin lanh hướng lên trên, chếch ra bên ngoài để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
Bước 5: Làm tương tự với lỗ mũi còn lại.
Bước 6: Dùng khăn mềm lau mũi, miễng cho bé.
Lưu ý: Vòi xịt của xilanh khá mạnh, nếu mẹ xịt mạnh rất rễ khiến bé bị sặc nước và tổn thương niêm mạc mũi. Thao tác rửa mũi của mẹ cần phải nhẹ nhàng, để bé nằm đúng tư thế.
3. Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi bằng máy hút mũi
Máy hút mũi có khả năng hút sạch các cạn bẩn, rỉ mũi của bé. Phương pháp này phù hợp với các bé sơ sinh bịn nghẹt mũi, khó thở bằng mũi. Ưu điểm của cách rửa mũi này ít xâm lần vào trong khoang mũi, mang lại hiệu quả cao hơn.

Cách rửa mũi cho trẻ bằng máy hút mũi
Bước 1: Đặt bé nằm ngửa trên giường, kê gối cao đầu cho con.
Bước 2: Lấy nước muối sinh lý nhỏ vào mũi bé 1 – 2 giọt giúp làm ẩm niêm mạc, nghẹt tắc mũi.
Bước 3: Nhẹ nhàng đặt đầu vòi máy hút vào phần lỗ mũi của bé.
Bước 4: Mẹ ngậm phần ống hút vào miệng, hút mạnh để lấy toàn bộ chất nhầy, vết bẩn ở mũi vào vòi.
Bước 5: Nhẹ nhàng bỏ phần vòi đặt mũi lỗ mũi bé ra. Lấy khăn mềm lau phần lỗ mũi vừa vệ sinh.
Bước 6: Làm tương tự với lỗ mũi còn lại.
Video hướng dẫn cách hút mũi cho trẻ sơ sinh
Nguồn: Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
Một số câu hỏi của mẹ
Có nên nhỏ mũi, rửa mũi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?
Việc vệ sinh mũi cho trẻ rất cần thiết, tuy nhiên nếu bé không bị tắc, nghẹt mũi mẹ chỉ cần rửa mũi cho bé tuần 3 – 4 lần đủ. Không nên lạm dụng, rửa mũi nhiều khiến bé khó chịu.
Rửa mũi cho trẻ sơ sinh bị sặc phải làm sao?
Trường hợp này, mẹ nên tạm dừng việc rửa mũi. Nâng đầu trẻ lên cao hơn và nghiên đầu con về bên trái. Mẹ dùng khăn mềm lau, thấm hết phần nước con sặc ra ngoài và để bé nằm yên, không bế sốc bé hay vỗ lưng con.
Khi nào nên rửa mũi cho con?
Không nhất thiết phải đợi đến khi bé bị tắc nghẹt mũi mới rửa, mẹ có thể rửa thường xuyên cho con. Mỗi tuần 3 – 4 lần là đủ.

Mẹ cần làm gì khi rửa mũi cho con?
Để có thể rửa mũi cho con an toàn, đúng cách mẹ lưu ý các vấn đề sau:
- Rửa sạch và khử trùng dụng cụ rửa mũi cho bé, mẹ rửa sạch tay.
- Trẻ sơ sinh không được sử dụng bất cứ loại thuốc nhỏ mũi nào.
- Qúa trình rửa mũi đảm bảo nhẹ nhàng, đúng cách, an toàn.
- Vệ sinh dụng cụ rửa mũi ngay sau khi làm xong.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi thực hiện bất cứ cách rửa mũi nào cho bé sơ sinh
Trường hợp bé sơ sinh bị nghẹt mũi nặng, mặt tím tái, khó thở. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ rửa mũi đúng cách nhất, không tự ý chữa nghẹt mũi cho con.
Với hướng dẫn chi tiết về 3 cách rửa mũi cho bé sơ sinh an toàn, làm sạch, thông thoáng mũi bé mẹ có thể áp dụng cho con yêu. Tuy nhiên, mẹ cần tuân thủ đúng cách bước thực hiện, không làm cùng lúc các phương pháp với nhau.